11 Mẹo đơn giản để giữ cho làn da của bé luôn khỏe mạnh

Với làn da mỏng và nhạy cảm, da bé dễ dàng bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như độ ẩm, thời tiết... Do vậy, việc chăm sóc da bé luôn đòi hỏi sự lưu tâm đặc biệt từ các bậc cha mẹ. 
Da là tuyến bảo vệ đầu tiên của bé chống lại thế giới bên ngoài. Đồng thời làn da bé cũng vô cùng mỏng manh nên từng bước chăm sóc đều cần được chú trọng. Dù chăm sóc da bé có thể vô cùng phức tạp nhưng 2 tiêu chí hàng đầu ba mẹ cần lưu ý trong mọi bước thực hành là: dưỡng ẩm và cấp nước cho làn da bé. 
Đặc biệt, các ba mẹ không nên sử dụng các sản phẩm dành cho người lớn để dùng cho bé, bất kể bao bì sản phẩm ghi thành phần lành tính thế nào đi chăng nữa. Bên cạnh đó, những sản phẩm với bảng thành phần chứa nhiều loại hóa chất tổng hợp, chất phụ gia cũng không an toàn cho làn da của bé. Vậy, bạn có thể chăm sóc làn da của con mình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Làm thế nào để chăm sóc làn da bé đúng cách
Làm thế nào để chăm sóc da của bé là một câu hỏi có vẻ phức tạp và khó hiểu với sự đa dạng của các loại sản phẩm và ý kiến trái chiều của nhiều người. Dưới đây là danh sách các mẹo chăm sóc da cho trẻ sơ sinh mà ba mẹ có thể tham khảo.

1. Làm sạch
Da của trẻ sơ sinh khá nhờn và phủ một chất giống như sáp màu trắng gọi là vernix, chất này từ từ bong ra trong vài tuần đầu sau khi sinh. Quy trình tự nhiên này không cần đến sự trợ giúp của việc chà xát da hoặc thoa kem lên da. Ba mẹ có thể chỉ cần dùng khăn mềm lau sạch cho em bé trong những tuần đầu sau khi sinh, đặc biệt chú ý đến miệng rốn và vùng quấn tã của em bé là đủ.

2. Tắm


Tắm quá nhiều có thể lấy đi lượng dầu tự nhiên trên da của bé, dẫn đến khô da và bong tróc da. Vì vậy, ba mẹ nên tắm cho bé 3 - 4 lần một tuần là đủ. Đảm bảo rằng bạn sử dụng xà phòng tắm có thành phần tự nhiên dịu nhẹ và nước ấm để tắm cho bé. Nhiệt độ phòng sau bé tắm cũng cần đảm bảo ấm để tránh làm bé bị lạnh và làm khô da đột ngột. Ngoài ra, luôn sử dụng khăn bông mềm để nhẹ nhàng lau khô người cho bé.

3. Sử dụng phấn rôm
Ba mẹ có thể không cần sử dụng phấn rôm sau tắm nếu đủ thời gian để bé khô tự nhiên. Nhưng nếu bạn cảm thấy phải thoa phấn rôm cho bé sau khi tắm, tốt nhất bạn nên sử dụng loại phấn rôm an toàn cho bé và không gây kích ứng cho làn da mỏng manh của bé. Tránh sử dụng các loại phấn thơm có chứa hóa chất hoặc những loại có hạt, đặc biệt là cho vùng tã lót vì nó có thể dẫn đến các vấn đề về da không cần thiết sau này.

4. Sản phẩm tự nhiên
Trẻ sơ sinh có làn da rất mềm và mỏng manh. Sau khi sinh, làn da của em bé cần có thời gian để làm quen với môi trường bên ngoài và những thay đổi khác nhau của nó. Do đó, các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ, không chứa thành phần hóa chất luôn là lựa chọn an toàn hơn các sản phẩm có hương liệu hoặc các sản phẩm kháng khuẩn mạnh có thể gây phát ban và khô da. Ba mẹ nên sử dụng các sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh như sữa tắm gội dịu nhẹ và kem dưỡng da nhẹ nhàng. 

5. Phát ban tã
Phát ban tã có thể phát triển nếu bé mặc tã bẩn trong thời gian dài, nếu tã quá chật, hoặc nếu bé bị dị ứng với một nhãn hiệu tã cụ thể. Ba mẹ nên thay tã ngay sau khi em bé bị bẩn để tránh phát ban và nhiễm trùng da. Tiêu chí hàng đầu chọn tã là có khả năng thấm hút và mềm mại. Hầu hết các phát ban thường không gây hậu quả quá nghiêm trọng, nhưng nếu phát ban vẫn còn, thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa.

6. Các vấn đề về da


Một số trẻ sơ sinh có thể bị mụn trứng cá, khác với mụn trứng cá ở người lớn. Trong trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên tìm cách điều trị từ bác sĩ. Đôi khi, trẻ sơ sinh bị chàm hoặc viêm da cơ địa, hoặc bị một loại phát ban khác trên da. Bệnh chàm có thể dẫn đến da khô, ngứa, dày và có vảy, đôi khi có các mảng đỏ. Bệnh chàm rất khó chữa khỏi vì đây là một tình trạng da di truyền, nhưng nó có thể được ngăn chặn nếu điều trị đúng cách. 

7. Mát-xa
Mát-xa là một cách tuyệt vời để gắn kết với em bé. Nhẹ nhàng xoa bóp da em bé với các loại dầu tự nhiên cũng giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da. Dầu dừa thường được ưa chuộng bởi các bà mẹ. Tuy nhiên, bạn phải tránh sử dụng các loại dầu chứa nước hoa và hóa chất có thể làm tổn thương da của em bé và gây ra dị ứng.

8. Phơi nắng
Không nên để làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong những tháng đầu mới sinh vì có thể khiến da bị cháy nắng. Khi ra ngoài nắng, nên giữ cho em bé quần áo dài tay, đội mũ đầy đủ và bôi kem chống nắng an toàn cho bé trên vùng da tiếp xúc.

9. Quần áo cotton
Bé rất dễ bị rôm sảy, mẩn ngứa do mồ hôi ở các nếp gấp trên da. Vì vậy, cách tốt nhất là ba mẹ nên mặc quần áo cotton rộng rãi cho bé vì chúng mềm mại, nhanh thấm hút và dễ chịu hơn. Tránh sử dụng quần áo được làm từ chất liệu tổng hợp vì chúng có thể mài mòn và có thể gây ra các phản ứng dị ứng.

10. Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, vì trẻ sơ sinh rất dễ bị khô da. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm có thể giúp khóa ẩm và giữ cho da mềm mại và ngậm nước. 

11. Nước giặt an toàn cho bé


Nên giặt luôn quần áo trẻ em mới mua và chăn ga gối đệm trước khi sử dụng cho bé. Nhìn chúng có vẻ sạch sẽ, nhưng bạn nên giặt chúng trước khi cho bé mặc bằng nước giặt dịu nhẹ, không có mùi thơm để loại bỏ vi trùng và làm mềm chúng. Ngoài ra, hãy nhớ rằng quần áo của em bé phải được giặt riêng với đồ giặt của gia đình.

Điều quan trọng nhất cần nhớ khi chăm sóc làn da của em bé là ba mẹ nên cẩn trọng trong từng bước chăm sóc. Đảm bảo bạn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào bé và giữ vệ sinh cá nhân ở mức độ cao. Hãy coi làn da của con bạn giống như đôi cánh của một con bướm - nó đòi hỏi sự dịu dàng!
 

← Bài trước Bài sau →