Mụn sữa và cách chăm sóc, tăng cường đề kháng cho da bé sơ sinh

Tình trạng mụn sữa ở em bé sơ sinh trong 1 tháng đầu đời là vô cùng phổ biến. Thường ở cuối tuần thứ 3, thứ 4, bé sẽ bắt đầu xuất hiện các tình trạng bệnh lý liên quan đến da. Có nhiều bệnh lý khác nhau, nhưng 1 trong những bệnh lý liên quan đến da của bé phổ biến đó là mụn sữa. Vậy ba mẹ hãy cùng arau.baby tìm hiểu về mụn sữa và cách chăm sóc da cũng như tăng cường đề kháng da cho em bé sơ sinh trong bài viết này nhé.

Vì sao mụn sữa hình thành trên da em bé sơ sinh?

Khoảng 20% em bé sinh ra có mụn sữa có nghĩa là cứ khoảng 5 bé thì có 1 bé mắc phải. Đa phần mụn sữa sẽ diễn tiến lành tính trong vài tuần sau đó rồi tự hết. Có một số ít em bé do bố mẹ chăm sóc không tốt khiến mụn sữa bị bội nhiễm, nhiễm trùng, viêm nặng nên cần nhiều phương pháp điều trị.

Có khá nhiều giả thiết xung quanh vấn đề mụn sữa chỉ ra nguyên nhân gây ra mụn sữa, tuy nhiên có 1 giả thiết sau đây được cho là hợp lý.

Mụn sữa xuất hiện trực tiếp ở các nang lông, dưới lỗ chân lông có tuyến tiết bã nhờn giữ ẩm cho da và tuyến mồ để thải nhiệt cho cơ thể. Các tuyến này đóng vai trò bài tiết, là hàng rào bảo vệ, duy trì sự ổn định của da.

Trong 1 năm đầu đời, khi các tuyến này phát triển, hệ thống lông mao, lỗ chân lông ở trên da bé cũng phát triển dần dần. Điều này lý giải vì sao trong vòng 1 năm đầu đời bé đổ mồ hôi nhiều, thường được gọi là mồ hôi trộm, tập trung vào trán, gáy, lòng bàn tay, bàn chân. Sau 1 năm, hệ thống lông mao phát triển tốt hơn, lỗ chân lông hoàn thiện hơn, bé sẽ giảm tiết mồ hôi ở tay chân.

Việc xuất hiện mụn sữa trên da là do bít tắc các tuyến chất nhờn. Nguyên nhân gây ra sự bít tắc này có thể do hormon từ mẹ truyền sang con trong giai đoạn mang thai ở thời kỳ đầu, cũng có thể do mẹ đang dùng thuốc điều trị gây ra nóng, mẹ có chế độ ăn không hợp lý gây nóng trong… Hoặc nguyên nhân có thể là do bề mặt da của bé không được vệ sinh tốt, môi trường nóng bức đổ nhiều mồ hôi làm các tuyến dễ bít tắc khiến bé dễ nổi mụn sữa.

Nguyên nhân liên quan đến hormon có thể tự hết sau 2 - 3 tuần khi hocmon ổn định hơn.

Chăm sóc và vệ sinh da cho em bé sơ sinh có mụn sữa

Mụn sữa thường/phổ biến nhất tập trung ở 2 bên má, 2 bên mũi và có màu trắng. Sau một thời gian, mụn sữa sẽ tự đẩy cồi mụn lên và hết.

Tuy nhiên mẹ cần chú ý chăm sóc để đảm bảo da bé luôn được sạch sẽ để bé không bị nhiễm khuẩn qua những nốt mụn. Vì trên da của bé có những vi sinh vật kí sinh trên đó, khi thời tiết nóng bức bé đổ mồ hôi nhiều, nếu không vệ sinh tốt sẽ dẫn đến nốt mụn bị viêm, sưng đỏ.

Nguyên tắc chăm sóc da cho bé như sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm cho bé bằng nước ấm, sạch đồng thời sử dụng các sản phẩm tắm gội phù hợp, dịu nhẹ với da bé.
  • Giữ mát cho bé bằng cách phối hợp điều hòa và quạt khi thời tiết nóng. Nếu không gian hẹp và mẹ chỉ dùng quạt, không khí không được làm mát, quạt sẽ thổi gió nóng khiến bé càng nóng. Nơi thích hợp dùng quạt là không gian thoáng, có nhiều cây xanh. Dùng điều hòa giúp không khí, nhiệt độ trong phòng ổn định hơn, duy trì nhiệt độ mát cho bé, giúp em bé dễ chịu, ăn ngủ tốt không phát sinh hoặc không làm nặng thêm các bệnh lý về da.
  • Mẹ nên lưu ý khi tắm cho bé bằng các loại lá hay vắt chanh trực tiếp vào nước tắm. Bởi vì mẹ không thể kiểm soát được dược tính trong các loại lá cũng như tính axit trong chanh nên dễ khiến da bé bị khô, thậm chí có thể gây kích ứng trên da.
  • Cuối cùng là dưỡng ẩm. Nếu da bé bị khô hoặc trong đang trong điều kiện thời tiết khô hanh hay kể cả bé đồ mồ hôi nhiều, mẹ nên dưỡng ẩm cho bé bằng kem dưỡng sau khi tắm hoặc sử dụng các sản phẩm tắm gội dưỡng ẩm để tăng cường đề kháng cho da của bé.

Bọt tắm gội dưỡng ẩm arau.baby với thành phần 100% thảo mộc tự nhiên, bổ sung thêm 20% chất dưỡng ẩm so với bọt tắm nhãn hồng arau.baby, nhờ vào tinh dầu vỏ cam và nhiều thảo mộc cao cấp khác, giúp làm sạch và dưỡng ẩm hiệu quả cho làn da bé luôn mịn màng, khỏe mạnh.

Tựu chung, với em bé mới sinh da nổi mụn sữa là hiện tượng bình thường. Mụn sữa là tình trạng lành tính sẽ tự hết sau 2 - 3 tuần. Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý chăm sóc và vệ sinh da cho bé sạch sẽ để tránh khởi phát các bệnh về da khác.

← Bài trước Bài sau →