Mặc đồ cho bé sơ sinh như thế nào để không bị nóng hoặc lạnh?

Em bé trong độ tuổi sơ sinh có khả năng tự điều hòa thân nhiệt còn kém do đó rất dễ lạnh hoặc dễ nóng. Chính vì vậy bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ nơi bé nằm và cách mặc đồ cho bé phù hợp để bé có thể ăn ngon, ngủ tốt và phát triển khỏe mạnh. Vậy mặc đồ cho bé sơ sinh như thế nào để không bị nóng hoặc lạnh? Cùng arau.baby đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nhiệt độ thích hợp cho em bé sơ sinh là bao nhiêu?

Bất kể thời tiết bên ngoài như thế nào, nhiệt độ của bé phải luôn ở mức từ 36.5 đến 37.5 độ C. Mẹ nên đo nhiệt độ hậu môn cho bé vì nhiệt độ ở vị trí này là chính xác nhất. Nếu nhiệt độ nằm ngoài giới hạn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kịp thời can thiệp.

Bên cạnh đó, vào mùa hè, nhiệt độ phòng của bé nên được giữ ở nhiệt độ từ 20 đến 22 độ C, còn mùa đông là khoảng từ 25 đến 26 độ. Nếu bé sinh non, mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ cao hơn một chút.

Khi trời quá nóng, nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) tăng cao hơn. Còn nếu thời tiết quá lạnh, có thể gây ra nguy cơ hạ thân nhiệt, khi nhiệt độ của bé giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Trong trường hợp bé bị ốm, sốt, hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ hơn.

Cách mặc đồ cho bé sơ sinh phù hợp với thời tiết

  • Khi trời lạnh

Thay vì mặc những chiếc áo dày, cộm có thể khiến bé khó chịu hoặc hạn chế hoạt động của bé, mẹ nên cho bé mặc nhiều lớp quần áo mỏng. Quần áo mặc cho bé nên là chất cotton, thoáng khí, co dãn tốt để bé có thể dễ dàng cử động, đồng thời ấm hơn khi nhiệt được giữ giữa các lớp. 

Khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, mẹ hãy đảm bảo rằng bé được mặc đủ ấm. Nếu mẹ cần đeo găng tay, mũ, tất và giày thì bé cũng cần mang chúng. Nếu đi ra ngoài bằng xe đẩy, bạn có thể sử dụng chăn hay tấm che mưa của xe đẩy làm lớp cản gió giúp giữ nhiệt tốt hơn. 

Khi bố mẹ đặt bé ở ghế ngồi ô tô, hãy cởi bỏ lớp áo khoác cồng kềnh của bé vì nó có thể nén xuống dưới khiến dây an toàn quá lỏng gây nguy hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn. Bố mẹ vẫn có thể mặc nhiều lớp áo mỏng chó bé cũng như đội mũ và đeo găng tay trên ghế ô tô.

Tuy nhiên, kể cả trong mùa đông, việc cho bé sơ sinh mặc quá nhiều lớp chăn hoặc quần áo dẫn sẽ có nhiều nguy cơ bị quá nóng và SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Do đó, khi ở ngoài về, bố mẹ hãy cởi bỏ quần áo mùa đông của bé ngay khi vào trong nhà, kể cả khi con đang ngủ.

Khi cho bé đi ngủ, bố mẹ nên để nhiệt độ trong phòng từ 25 đến 26 độ C. Để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái, không bị nóng, bố mẹ cần kiểm tra cổ và lưng của bé thường xuyên xem có quá nhiều mồ hôi hay không.

Không nên dùng chăn với em bé sơ sinh, bố mẹ chỉ nên mặc cho bé một chiếc áo ấm hoặc túi ngủ. Bên cạnh đó, để bé nằm trên mặt phẳng quá mềm cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến SIDS.

Khi cho bé đi ngủ, bố mẹ nên để nhiệt độ trong phòng từ 25 đến 26 độ C.

Để kiểm tra bé có đủ ấm hay không thì bố mẹ kiểm tra vùng bụng, vùng lưng và ngực của bé, nếu thấy ấm ở các vùng này thì chứng tỏ bố mẹ đã mặc đủ quần áo cho bé rồi.

  • Khi thời tiết nóng bức

Nóng không chỉ là một điều kiện thời tiết vì nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam đa phần các bà, các mẹ thường lo con bị lạnh nên có xu hướng cho bé mặc nhiều đồ, quấn kỹ hơn nên bé thường gặp tình trạng bị nóng, rôm sảy, trằn trọc khó ngủ. 

Thực tế chỉ có 1 - 2 ngày sau sinh, bé chưa tự cân bằng nhiệt nên cần mặc nhiều quần áo hơn. Tuy nhiên, những ngày sau đó trung tầm điều hòa nhiệt của bé đã tốt hơn nên bố mẹ cần điều chỉnh mặc đồ cho bé phù hợp. 

Mùa hè, bé chỉ cần mặc một lớp áo mỏng dài tay hoặc dài đến khuỷu tay và sau đó phủ 1 lớp chăn rất mỏng, chất liệu mát. Nếu bố mẹ cảm thấy rất nóng đến mức muốn ở trần thì bé chỉ cần mặc một lớp quần áo cộc không cần phủ chăn và tất, bao tay hay mũ.

Vùng đầu của em bé là nơi tỏa nhiệt lớn nhất nên bố mẹ lưu ý không đội mũ cho bé khi ở trong nhà. Việc đội mũ khiến cho cơ thể bé khó tỏa nhiệt gây nóng chứ không hề có tác dụng như bố mẹ nghĩ là che thóp, tránh gió hay bảo vệ đầu của bé. Bên cạnh đó thì bao tay cũng chỉ có tác dụng tránh bé huơ tay vào mặt gây xước do móng tay. Khi bé được 1 tháng tuổi mẹ có thể cắt móng tay và bỏ bao tay. Trong khi đó, bố mẹ có thể đi một đôi tất mỏng, chất liệu thấm hút mồ hôi để thấm hút mồ hôi. 

Nhiệt độ phòng vào mùa hè nên duy trì trong khoảng từ 20 đến 22 độ C.

Khi bố mẹ sờ thấy chân tay bé lạnh thì đây là điều bình thường bởi vì mạch máu ngoại vi ở vùng tay chân rất nhỏ, tỏa nhiệt nhanh, không đảm bảo nhiệt như vùng trung tâm của bé.

Để đảm bảo bé cảm thấy thoải mái, không bị nóng, bố mẹ cần kiểm tra cổ và lưng của bé thường xuyên xem có quá nhiều mồ hôi hay không, nếu có mồ hôi có nghĩa là bé đang bị nóng, bố mẹ cần giảm nhiệt độ phòng hoặc cởi bớt quần áo cho bé.

Dấu hiệu quá nóng hoặc quá lạnh đối với em bé

  • Khi mặc quá nóng, bé có thể đỏ bừng mặt và đổ mồ hôi hoặc có thể thở gấp. 
  • Bé cáu kỉnh, trằn trọc khó ngủ thì khả năng cao là bé đang bị nóng, mẹ hãy kiểm tra để tránh dẫn đến nhiều sự cố nguy hiểm.
  • Vùng gáy lạnh cũng là một trong những dấu hiệu hạ thân nhiệt.
  • Khi bé quá lạnh, bé có thể bị tê cóng thậm chí có vẻ ít hoạt động, lừ đừ thì đây được xem là triệu chứng nghiêm trọng biểu hiện cho việc bị hạ thân nhiệt.

Bố mẹ cần theo dõi sát sao, nếu có các biểu hiện trên cần can thiệp kịp thời như điều chỉnh nhiệt độ nếu là triệu chứng nhẹ và đưa bé đi bệnh viện nếu là triệu chứng nghiêm trọng.

Cuối cùng, dù thời tiết lạnh giá hay nóng nực, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé để mặc đồ phù hợp, đảm bảo cho bé đủ ấm, dễ chịu. Bố mẹ cũng đừng quên giặt quần áo của bé với nước giặt arau.baby để đảm bảo độ mềm mịn và thoải mái khi bé mặc nhé!

← Bài trước Bài sau →