Những điều mẹ cần biết về kích thước dạ dày của em bé sơ sinh

Khi mới chào đời, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ và có nhiều sự khác biệt so với những em bé lớn hơn. Ba mẹ cần biết về những đặc điểm dạ dày của em bé sơ sinh để có thể chăm sóc bé hiệu quả, tránh những sai lầm khi cho bé ăn trong những ngày đầu đời.

Kích thước dạ dày của em bé sơ sinh như thế nào?

Khi trẻ mới chào đời hoạt động của dạ dày mới chỉ bắt đầu nên chưa ổn định, các lớp co thắt còn yếu đồng thời dạ dày có cấu tạo nằm ngang và cao nên trẻ rất dễ bị nôn trớ khi bú sữa.

  • Trong 2 ngày đầu mới sinh dạ dày của bé chưa có sự giãn nở tốt, kích thước nhỏ hơn quả nho, vì vậy chỉ chứa được khoảng 5 – 7ml sữa/lần. Lượng sự này tương đương với lượng sữa non quý giá của mẹ mới tiết ra. Vì thế, việc mẹ “lót dạ” cho bé lượng sữa công thức lên tới 30ml/cữ là hoàn toàn sai lầm và gây ảnh hưởng rất lớn đến con.
  • Ngày thứ 3 dạ dày của bé sơ sinh tăng lên và to bằng quả óc chó có thể chứa được khoảng 22 – 27ml sữa/lần ăn.
  • Khi bé được 1 tuần tuổi, dạ dày bé đã tương đương bằng quả đào với sức chứa khoảng từ 45ml - 60ml sữa/lần ăn.
  • 2 tuần tuổi là lúc dạ dày bé to khoảng bằng quả trứng gà và có thể chứa được từ 80-150ml sữa/lần ăn.
  • Trẻ từ tháng thứ 6 đến khi được 1 tuổi, dạ dày bé tương đương với một quả bưởi nhỏ và nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành. Lúc này, dạ dày của bé đã có thể chứa được khoảng 200 – 250ml sữa (tương đương với 1 chén cơm).

Lượng ăn tương ứng với kích thước dạ dày của bé

Dựa vào kích thước dạ dày của em bé sơ sinh bố mẹ có thể thấy rằng ở mỗi thời điểm, bé sẽ có nhu cầu ăn khác nhau và thậm chí mẹ chỉ cần cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là cũng đủ để trẻ phát triển tốt nhất, chứ không cần phải dùng đến sữa công thức.

Ngoài ra, mặc dù kích thước dạ dày của bé nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành nhưng xét về mặt dinh dưỡng thì nhu cầu của trẻ cao hơn người lớn từ 3 – 5 lần. Theo đó:

  • Một em bé sơ sinh sẽ ăn khoảng 8 – 12 lần trong vòng 24 giờ trong ngày đầu tiên. Tức là cứ khoảng 1 – 3 giờ bé lại ăn một lần.
  • Còn đối với những em bé đang ở độ tuổi ăn dặm nên chia nhỏ làm 2 – 3 bữa trong ngày.

Như vậy, ở từng giai đoạn mẹ sẽ cho bé ăn với lượng sữa tương ứng để đảm bảo sức khỏe tránh gây tình trạng nôn trớ, lâu dần có thể khiến bé bị trào ngược. Hy vọng qua bài viết này của arau.baby đã có thêm cho mẹ những kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc và nuôi bé lớn khôn của mẹ. Mẹ cũng đừng quên có bộ sản phẩm arau.baby đồng hành cùng mẹ trong những năm tháng đầu đời của con mẹ nhé!

 
Bài viết có sự tham khảo kiến thức nhi khoa của các bệnh viện như Vinmec, Tâm Anh...
← Bài trước Bài sau →