Sự thật về hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Những thay đổi nhỏ của trẻ sơ sinh cũng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Trong đó, hiện tượng rụng tóc theo nhiều đồn thổi là do thiếu Vitamin D hoặc biểu hiện còi xương càng khiến nhiều ba mẹ lo lắng.
Theo các chuyên gia tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là một dấu hiệu không đáng lo. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh thường diễn ra vào thời điểm 6 tháng đầu tiên sau khi sinh. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là gì? Đó có phải do vấn đề về sức khỏe? Ba mẹ đọc thêm trong bài viết sau nhé!

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có phải do còi xương?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Rụng tóc vành khăn ở trẻ 4 tháng tuổi trở đi là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu Vitamin D. Do đó, nghi vấn đầu tiên được các ông bố bà mẹ đặt ra khi nhận thấy hiện tượng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ là có thể trẻ đã mắc bệnh còi xương.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu của bệnh còi xương. Các dấu hiệu còi xương khác bao gồm:

  • Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân.
  • Ngủ đêm hay giật mình và đổ nhiều mồ hôi.
  • Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và phập phồng theo nhịp thở.
  • Có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán.
  • Xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường.
  • Chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người ngửa thành úp), biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường.
  • Bé thường bị táo bón.

Tóm lại, không thể khẳng định trẻ bị còi xương chỉ vì trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn. Phụ huynh không nên hoang mang khi thấy con mình bị rụng tóc nhiều; thay vào đó là bình tĩnh quan sát những biểu hiện khác của bé; và tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa nhiều kinh nghiệm.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn

Có đáng lo khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc? Nếu đơn thuần là trẻ rụng tóc sau khi sinh mẹ không cần lo lắng. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Và rụng tóc vành khăn cũng vậy, không ảnh hưởng đến tăng trưởng hay dinh dưỡng của bé.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn là do bé thiếu các vi chất dinh dưỡng, trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu vitamin H, kẽm, sắt, vitamin C, canxi đều có thể dẫn đến rụng tóc vành khăn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Nấm da đầu: Bệnh này khiến bé bị rụng tóc thành mảng, thành vùng, không nhất thiết là vùng tóc tiếp xúc nhiều với gối.
  • Rụng tóc máu: Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh. Sau khi tóc máu rụng sẽ được thay thế bằng tóc vĩnh viễn.
  • Rụng tóc ở vị trí chà sát nhiều: Trẻ nhỏ phần lớn thời gian là nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài sẽ khiến cho tóc bé dễ rụng và khó mọc hơn. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết khi trẻ tự biết thay đổi tư thế khi ngủ.

Vậy có cần cần điều trị tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh?

Tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh không cần điều trị. Đặc biệt là không bổ sung thuốc bổ sung canxi. Chỉ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên. Mẹ chỉ cần chờ đợi một thời gian bé yêu sẽ mọc tóc lại mái tóc đẹp bình thường.

Việc bổ sung thuốc tùy tiện do những lời khuyên không khoa học sẽ làm tình trạng thêm phức tạp. Nếu có quá nhiều luồng ý kiến xung quanh, mẹ có thắc mắc và băn khoăn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

← Bài trước Bài sau →