Tác hại của việc bé bị sún răng sớm

Sún răng là tình trạng thường xuyên bắt gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan răng sữa có thể thay thế nên không ít các bậc phụ huynh tỏ ra chủ quan với tình trạng này của bé. Tác hại của việc bé sún răng sớm thì không đơn giản như chúng ta nghĩ. Cùng arau.baby tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sún răng sớm ở trẻ trong bài viết này nhé!

Sún răng là gì?

Sún răng là hiện tượng men răng bị tổn thương khiến răng dần bị mủn và tiêu đi làm giảm thể thích thân răng. Tình trạng này hay gặp ở bé từ 1 – 3 tuổi, tuy không gây cảm giác đau nhức cho bé và chỗ bị sún thường nông, không sâu như lỗ răng sâu nhưng lại có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển.

Vì sao bé bị sún răng?

Lớp men răng và ngà răng của trẻ em tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và nhạy cảm nên rất dễ bị sâu, tổn thương dẫn đến sún răng. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng, đó là:

  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, sấy khô có hàm lượng đường cao và các loại đồ uống có ga, đồ uống có màu, uống sữa đêm nhưng không vệ sinh răng trước khi đi ngủ;
  • Sinh thiếu tháng, thiếu canxi, uống nhiều kháng sinh hoặc do ăn uống hằng ngày (uống sữa đêm có hàm lượng đường cao và có tính bám dính mạnh, dễ lên men, sinh axit phá hủy men răng);
  • Bé bị sâu toàn hàm hoặc chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi, flo khiến răng bé bị tổn thương;
  • Mẹ sử dụng các thuốc kháng sinh khi đang mang thai, làm răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng thấp, răng dễ bị tổn thương;
  • Cách chăm sóc răng miệng không đúng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào men răng, gây sún răng;
  • Trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng tới men răng.

Tác hại của việc bé bị sún răng sớm

Trẻ em bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên vào khoảng 5 – 6 tuổi và rụng chiếc răng sữa cuối cùng vào năm 12 – 13 tuổi. Nếu bình thường, cứ mỗi chiếc răng sữa rụng đi sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế tối đa trong vòng 6 – 12 tháng. Nếu bị sún răng sớm hơn so với các mốc thời gian nói trên thì sau khi mất răng, trong một khoảng thời gian trẻ sẽ không có răng thay thế, ảnh hưởng lớn tới việc ăn uống, tiêu hóa và phát âm.

Không chỉ vậy, khi răng sữa bị sún, chúng sẽ mang trên mình những vi khuẩn có hại, không chỉ ảnh hưởng đến chính chiếc răng đó mà còn gây tác động xấu tới răng vĩnh viễn và lợi. Đồng thời, khi răng sún bị mòn dần, tủy răng sẽ bị hở, ngà răng sữa lộ ra, em bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống, dễ quấy khóc và biếng ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sau này của trẻ.

Ngoài ra, khi răng của bé bị mòn do sún, đặc biệt là răng cửa, bên cạnh sự mất thẩm mỹ, nó còn khiến trẻ có nguy cơ bị nói ngọng. Thực tế cho thấy nhiều bé bị sún răng nặng sẽ khó phát âm chuẩn, thường nói ngọng hơn các bé có hàm răng khỏe mạnh. Điều này khiến bé nói chuyện lí nhí và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Đặc biệt, tình trạng sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình mọc răng chuẩn của bé, dẫn tới những sai lệch của răng vĩnh viễn sau này. Nguyên nhân là khi răng bị sún, hỏng sớm, lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc tại vị trí này. Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể mọc lệch làm mất thẩm mỹ và gây đau cho trẻ.

Kem đánh răng arau.baby

Kem đánh răng arau.baby giúp mẹ chăm sóc cho bé từ những chiếc răng đầu tiên nhờ những đặc điểm:

  • An toàn cho bé từ sơ sinh nhờ thành phần 100% thảo mộc thiên nhiên và thành phần thực phẩm, đồng thời không chứa flo và các chất phụ gia tổng hợp, chất bảo quản, chất tạo bọt.
  • Làm sạch nướu và răng cho bé hiệu quả nhờ công thức đặc biệt từ xylitol và lactoferrin - 1 loại protein có nhiều trong sữa non có khả năng ức chế vi khuẩn, tăng đề kháng.
  • Vị cam từ tinh dầu cam tự nhiên giúp bé yêu thích và hợp tác việc đánh răng, làm tiền đề tạo thói quen tốt cho bé sau này.

Việc chăm sóc răng miệng cho bé từ khi chiếc răng đầu tiên khi mới nhú giúp giảm thiểu tình trạng sún răng sớm, đồng thời tạo thói quen chăm sóc răng miệng lành mạnh cho bé sau này. Các ba mẹ đừng quên chăm sóc răng miệng cho bé với kem đánh răng arau.baby.

← Bài trước Bài sau →