Tắm cho bé nước vào tai thì phải làm thế nào?

Trong quá trình tắm cho con, sẽ khó tránh khỏi sai sót để nước vào tai bé. Với những người lần đầu làm bố làm mẹ, chắc chắn sẽ khó tránh khỏi lúng túng trước tình huống này. Vậy tắm cho bé nước vào tai thì phải làm thế nào?

Tắm nước vào tai bé có sao không?

Có một sự thật rằng, cứ 10 trẻ tắm thì sẽ có khoảng 8 trẻ bị nước dính vào tai. Đối với tình trạng nước ít, phụ huynh chỉ cần nghiêng đầu bé là nước có thể chảy xuống vành tai và thoát ra ngoài. Nhưng với trường hợp nước vào tai quá nhiều, kể cả phụ huynh đã nghiêng đầu bé thì vẫn có 1 số ít lượng nước chảy ngược vào trong.

Những biểu hiện nhiều nước trong tai bé đó là:

- Tai bé bị sưng, ngứa

- Tai bé đau nhức

- Bé bị ù tai

- Bé buồn nôn, khó chịu

Nếu tình trạng nước vào tai bé quá nhiều lần, phụ huynh chủ quan không để ý rất có thể sẽ khiến bé bị viêm tai. Khi gặp các biểu hiện này, phụ huynh cần đưa con đi khám gấp:

- Con quấy khóc liên tục, hay lấy tay kéo tai

- Con bỏ ăn, ngủ không yên giấc

- Con phản ứng chậm với âm thanh

Khi nước vào tai bé thì phải làm thế nào?

Nếu nước vào tai bé, phụ huynh hãy bình tĩnh xử lý như sau:

- Nghiêng đầu bé sang 1 bên để nước khu vực ngoài có thể chảy ra. Bố mẹ cũng có thể kéo nhẹ dái tai bé để nước có thể ra nhanh hơn.

- Nếu nước trong tai nhiều, bố mẹ hãy để con nằm nghiêng 1 lúc, lót dưới là khăn mềm để thấm hút nước. Sau đó lắc lắc nhẹ để nước ra hết.

- Sử dụng khăn bông mỏng, mềm khẽ lau hết từ vành tai vào đến trong. Lưu ý, không nên cố đưa khăn vào sâu, chỉ nên thấm nhẹ nhàng để tránh tổn thương tai bé.

- Dùng máy sấy tóc, bật chế độ thấp và để cách xa tai bé, hong qua một chút để tai nhanh khô. Không được để máy sấy quá sát tai, âm thanh quá ồn sẽ khiến bé khó chịu.

Nếu nước vào tai bé, phụ huynh hãy bình tĩnh xử lý nhé

Cách vệ sinh tai sau khi đã xử lý hết nước

Trong quá trình nước vào tai, rất có thể đã mang theo những vi khuẩn gây hại. Để đảm bảo an toàn, bố mẹ hãy vệ sinh tai cho con bằng nước muối loãng để tai được sạch sẽ hoàn toàn nhé.

- Pha nước muối ấm loãng (hoặc dùng nước muối sinh lý), thấm bông ngoáy tai vào

- Bố mẹ vẩy bông cho bớt nước

- Để bé nằm nghiêng, 1 người giữ chặt đầu bé để bé không giãy đạp

- Dùng bông tai thấm nước muối loãng đã chuẩn bị sẵn, nhẹ nhàng vệ sinh tai

Nhìn chung, nước tắm vào tai bé không quá nguy hiểm, nhưng nếu không biết cách xử lý có thể là nguyên nhân khiến tai bé bị tổn thương. Bố mẹ hãy để ý bé thật kỹ để bé có những phút giây tắm tuyệt vời nhé.

← Bài trước Bài sau →