Bé hay đưa đồ vật lên miệng ngậm có phải là thói quen xấu?

Khi em bé của bạn được khoảng 2 tháng tuổi, bạn sẽ thấy bé bắt đầu đưa tay chân của bé vào miệng để cắn, ngậm. Sau đó, bé sẽ tỏ ra rất thích thú với việc cắn, ngậm các đồ vật khác. Bố mẹ sẽ thấy từ đồ chơi, thú bông, quần áo cho đến các vật dụng trong tầm với của bé đều ướt nhẹp nước bọt. Và một khi món đồ nào đã lọt vào tay của bé, bố mẹ sẽ khó có thể lấy ra được. Điều này, khiến các ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng về vấn đề vệ sinh. Vì khi các đồ vật được đưa vào miệng sẽ đồng thời đưa vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể bé. Bên cạnh đó, nhiều ông bố bà mẹ không biết liệu rằng đây có phải hành động ban đầu hình thành nên thói quen xấu cho bé không? Bố mẹ hãy cùng arau.baby đi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
 

bé hay đưa đồ vật lên miệng có phải thói quen xấu

Bé hay đưa mọi vật lên miệng là tật xấu? Mẹ có cần ngăn cản?


1. Vì sao bé thích đưa đồ lên miệng ngậm?

Tin vui cho bố mẹ rằng việc bé thích đưa đồ lên miệng ngậm hoàn toàn không phải là thói quen xấu. Thực tế, đây là hành động rất tự nhiên của bé gắn liền với các mốc phát triển về nhận thức. Do đó, nếu thấy các biểu hiện cắn, ngậm mọi đồ vật thì thay vì lo lắng, bố mẹ hãy vui mừng vì đó là các dấu hiệu cho thấy bé đang lớn lên từng ngày.

Việc đưa chân tay lên miệng cắn, ngậm giúp bé nhận thức về các bộ phận trên cơ thể mình.

Khi bé được 2 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu biết điều khiển tốt hơn các bộ phận cơ thể của mình, giảm số lần vô tình đập tay vào mặt hay chới với khi giật mình. Thay vào đó, bé sẽ thường xuyên đưa tay lên miệng để cắn hoặc ngậm, có khi là cả chân của bé nữa. Tuy nhiên, bé chưa thể nhận biết được chân tay chính là bộ phận cơ thể của mình. Do đó, đôi lúc, bố mẹ sẽ thấy bé đang thích thú với việc ngậm tay chân bỗng nhiên bật khóc vì cắn phải tay chân của mình. Sau nhiều lần như vậy, bé sẽ đần nhận ra những bộ phận cơ thể và mối liên quan với cảm giác của bản thân khi mà các bộ phận đó bị tác động lực. Điều này giúp bé phát triển não bộ, hình thành những nhận thức đầu đời, làm nền tảng cho những phát triển sau này.
 

bé hay đưa đồ vật lên miệng có phải thói quen xấu

Ngậm tay chân của mình là cách bé nhận thức về bộ phận trên cơ thể của bé.


Với bé, mọi thứ xung quanh đều rất mới mẻ, kích thích sự tò mò và khám phá của bé.

Bé cần thời gian để thích nghi với với môi trường ngoài bụng mẹ, cũng như học cách làm quen với những đồ vật xung quanh bé. Với độ tuổi này, bé chưa có nhận thức về mọi thứ nên bé rất thích để khám phá và học hỏi bằng những hành động như: sờ, cầm, nắm, bóp, ấn, ném và tất nhiên không thể thiếu hành động đưa lên miệng cắn, ngậm. Vì trong miệng bé có nhiều dây thần kinh hơn các bộ phận khác nên khi hứng thú với món đồ gì bé sẽ không ngần ngại mà đưa chúng vào miệng mình để tìm hiểu kỹ hơn về đồ vật đó.

Thông qua hành động cắn, ngậm bé sẽ hình thành nhận thức về đồ vật mà bé “nếm được” cứng hay mềm, có vị như thế nào, nóng hay lạnh… Dần dần những cảm giác mà bé trải nghiệm sẽ trở thành nhận thức in sâu trong não bộ của bé. Bé có nhiều dữ kiện móc nối trong tư duy của mình thì sẽ phát triển não bộ thông minh hơn.
 

bé hay đưa đồ vật lên miệng có phải thói quen xấu

Hành động đưa mọi vật lên miệng là cách bé khám phá thế giới xung quanh của bé.


2. Mẹ nên làm gì?

Việc đưa mọi vật lên miệng chính là dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang phát triển thông minh hơn từng ngày bằng việc khám phá thế giới rộng lớn xung quanh theo cách của riêng các bé. Những hành động này sẽ mất dần khi bé trên 1 tuổi, do đó, bố mẹ đừng lo lắng và tìm cách ngăn cản những hành động này của bé. Có chăng, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Đảm những đồ con đưa vào miệng không quá nhỏ, sắc nhọn…: Đây là điều đặc biệt lưu ý bởi bé chưa thể nhận biết được điều gì nguy hiểm và làm đau bé, nên bố mẹ cần để những đồ gây nguy hiểm cho bé ngoài tầm với của bé.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, đồ gặm nướu riêng cho con: Bé còn nhỏ nên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, những vật dụng hàng ngày mà bé hay tiếp xúc. Đồng thời, đảm bảo những sản phẩm nước giặt, nước rửa bình, đồ chơi cho bé được làm từ các thành phần tự nhiên, không chứa thành phần hóa học độc hại.
     

bé hay đưa đồ vật lên miệng có phải thói quen xấu

Những sản phẩm dùng cho bé cần đảm bảo an toàn tuyệt đối

  • Cho bé ăn dặm bé tự chỉ huy để bé phát triển kỹ năng: Nếu cắn, gặm đồ là sở thích bất tận của bé, bố mẹ có thể khuyến khích bé bằng cách cho bé ăn dặm theo phương pháp “ăn dặm bé tự chỉ huy - baby led weaning”. Với phương pháp này con sẽ được học cách cầm nắm đồ ăn và đưa vào miệng. Vừa giúp con hứng thú với bữa ăn, đáp ứng sở thích của con đồng thời giúp con phát triển các giác quan thông qua kỹ năng cầm nắm, màu sắc của đồ ăn… Nếu con đang ăn dặm theo kiểu truyền thống, mẹ cũng có thể thêm bữa phụ cho con ăn bốc để đáp ứng nhu cầu học hỏi của con.
     

bé hay đưa đồ vật lên miệng có phải thói quen xấu

Cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy để đáp ứng nhu cầu học hỏi của bé.


Như vậy, với những điều trên, có thể kết luận việc đưa đồ vật lên miệng ngậm là hành động khám phá thế giới theo cách của riêng bé không những không phải là tật xấu mà còn giúp nhận thức của bé phát triển tốt hơn. Vậy nên bố mẹ hãy yên tâm để bé học hỏi và phát triển mà không cần ngăn cản bé nhé.

Tham khảo:

Hướng dẫn ba mẹ vệ sinh đồ chơi cho bé đúng cách

Ba mẹ nên làm gì khi bé có sở thích cắn gặm đồ chơi?

 
 
 
← Bài trước Bài sau →