Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết
Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết.
1. Đặc điểm da trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh rất mỏng, chỉ bằng ⅕ so với da của người lớn. Cấu trúc da và hệ miễn dịch chưa ổn định nên dễ bị tổn thương bởi các tác nhân từ bên ngoài môi trường.
Lúc này, bố mẹ cũng sẽ thấy da của trẻ nhăn nheo do chưa có lớp mỡ dưới da để chống đỡ, khiến da xẹp xuống. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần, khi bé quen dần với môi trường bên ngoài cũng như bú nhiều sữa mẹ, lớp mỡ dưới da sẽ hình thành, bé sẽ hồng hào và bụ bẫm hơn.
Trên cơ thể bé có nhiều lớp da mỏng màu trắng bong ra. Hiện tượng này là do khi còn ở trong bụng mẹ, trên người bé luôn có một lớp màng mỏng ngăn không cho da bé tiếp xúc trực tiếp với nước ối. Khi được sinh ra, do cọ xát nên lớp màng trắng này bong ra, và khô lại. Đây là hiện tượng bình thường nên bố mẹ hãy yên tâm nhé.
Tìm hiểu về đặc điểm về da trẻ sơ sinh để chăm sóc đúng cách.
Những tháng đầu da bé không mịn màng như bạn tưởng tượng, mà sẽ xuất hiện nhiều mụn sữa, kích thước nhỏ, màu trắng đục. Những mụn sữa này sẽ mất dần sau vài tháng, nếu sau 3 tháng những mụn này chưa biến mất thì bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra chính xác.
2. Cách chăm sóc và bảo vệ làn da trẻ sơ sinh
Khi bé mới chào đời, điều bố mẹ cần làm là bảo vệ làn da của bé. Vì lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể chưa phát triển, da còn non nớt nên dễ bị tổn thương từ tác động của môi trường nên rất cần đặc biệt chú ý.
Việc bảo vệ làn da của trẻ đòi hỏi bố mẹ phải có kiến thức về cách chăm sóc cũng như biết về những nguyên tắc lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé.
2.1. Tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng da
- Chọn quần áo, tã bỉm cho trẻ là các loại vải, bề mặt mềm, thấm hút tốt.
- Tránh cọ xát, dù nhẹ nhưng cũng sẽ làm tổn thương đến da bé.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại từ các dung dịch tẩy rửa hay những sản phẩm có chất bảo quản, vì những chất này sẽ gây kích ứng với da hoặc ngấm qua da ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Duy trì độ ẩm cho da bé bằng cách dùng kem dưỡng ẩm thành phần tự nhiên sau khi tắm.
- Bố mẹ cần thay tã/bỉm thường xuyên để tránh bị kích ứng và hăm tã.
- Chọn loại tã/bỉm phù hợp với da trẻ.
2.2. Tắm cho bé đúng cách
Ngoài những lưu ý về những tác nhân từ ngoài môi trường, tắm bé đúng cách cũng là một việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc cho da của bé sơ sinh. Khi tắm bé, bố mẹ cần chú ý thực hiện đúng, đủ ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu tiên, trước khi tắm cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện và đồ vật sau:
- Khăn xô mềm 2 chiếc, khăn tắm khô mềm 1 chiếc, 2 chậu nước: 1 chậu lớn để tắm bé, độ cao nước khoảng 5cm, 1 chậu nhỏ để tráng lại.
- Sữa tắm gội dành riêng cho bé.
- Nước tắm ấm khoảng 36-38 độ (mẹ có thể dùng khuỷu tay để thử độ ấm của nước tránh việc nước quá nóng hoặc quá lạnh).
- Không gian tắm kín gió, đủ sáng, nhiệt độ khoảng 29 - 30 độ.
- Quần áo sạch và các dụng cụ vệ sinh dây rốn, mắt, mũi, tai…
- Giai đoạn thứ hai, tắm cho bé:
Tắm bé đúng cách cũng là một việc làm cần thiết trong quá trình chăm sóc cho da của bé sơ sinh.
- Tư thế của người tắm cho bé: Ngồi thoải mái trên một chiếc ghế nhỏ cao từ 15 - 20cm. Bế bé trên một cánh tay; đầu bé nằm gọn trong lòng bàn tay, ngón tay cái và ngón giữa tiếp xúc với đường nối hai tai của bé. Lưng bé nằm thẳng trên cánh tay và phần mông của trẻ được đặt lên đùi của người tắm bé.
- Rửa mặt: Dùng 1 chiếc khăn xô mềm thấm nước ấm, vắt khô sau đó nhẹ nhàng lau mặt, lau mắt, sống mũi, tai, cổ cho bé.
- Gội đầu: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt lỗ tai của trẻ để tránh nước có thể vào tai bé trong quá trình tắm gội. Dùng tay còn lại lấy dầu gội, đánh bọt và gội đầu cho trẻ bằng cách xoa nhẹ nhàng để lấy đi những tế bào chết có trên da đầu bé. Sau đó gội lại bằng nước ấm và dùng khăn lau khô tóc bé.
- Tắm toàn thân: Cởi quần áo, tã/bỉm ra khỏi người bé. Cho nửa thân dưới bé vào chậu tắm, đỡ nửa thân trên của bé cao hơn mực nước và tắm toàn thân cho trẻ bằng sữa tắm. Khi tắm, cần chú ý vệ sinh sạch vùng kín, bẹn, khủy tay, khủy chân, mông, nách…
- Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn: Trong trường hợp này cần tắm cẩn thận và không để nước rơi vào cuống rốn của bé nhằm tránh nhiễm trùng.
- Giai đoạn 3, sau khi bé tắm xong:
- Sau khi tắm cho bé xong cần nhanh chóng lau khô người cho bé. Chú ý lau khô các phần kẽ, nếp gấp như ngấn cổ, bẹn, nách, mông…có thể bôi kem chống hăm để tránh bị hăm cho bé.
- Đối với trẻ chưa rụng rốn, mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh và lau khô rốn cho bé. Nếu phát hiện rốn trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị nhanh nhất.
- Cuối cùng mặc tã/bỉm và quần áo cho bé.
Bố mẹ lưu ý không nên tắm cho trẻ quá nhiều lần trong ngày kể cả vào mùa hè, như vậy sẽ khiến da trẻ bị khô. Thời gian tắm bé chỉ nên kéo dài từ 4 - 5 phút mỗi lần tắm với trẻ dưới 3 tuổi.
1 tuần bé chỉ cần tắm từ 2 đến 3 lần, miễn là bạn vệ sinh sạch sẽ các vùng khuất như cổ, nách, bẹn và bộ phận sinh dục cho bé hàng ngày.
2.3. Giặt đồ cho bé đúng cách
Việc giặt đồ cho bé tưởng như khá đơn giản nhưng rất cần được bố mẹ chú ý và thực hiện đúng cách để hạn chế các tác nhân ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Dưới đây là cách giặt đồ mẹ nên tham khảo để đảm bảo quần áo bé mặc luôn sạch sẽ và an toàn.
- Bước 1: Đọc kỹ nhãn mác: Việc đọc kỹ nhãn mác và tìm hiểu ý nghĩa các ký hiệu sẽ giúp bạn giặt và bảo quản đúng cách đối với từng chất liệu vải để quần áo của bé được bền hơn.
- Bước 2: Phân loại quần áo: Đồ của bé nên được giặt riêng với đồ của người lớn và tã đã dính bẩn tránh nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé.
- Bước 3: Giặt sơ qua trước với nước: Việc này giúp loại bỏ các thức ăn dư thừa hoặc các cặn bẩn không hòa tan trong nước bám trên quần áo của bé đồng thời là dung môi giúp nước giặt/bột giặt dễ tiếp xúc với sợi vải ở bước tiếp theo.
- Bước 4: Ngâm quần áo khoảng 20 - 30 phút với nước giặt/bột giặt trước khi giặt: Các vết bẩn bám đầu trên quần áo của bé sẽ được làm mềm, hòa tan trong quá trình ngâm giúp loại bỏ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Bước 5: Giặt - xả đồ cho bé nhẹ nhàng: Bạn có thể vò bằng tay hoặc giặt máy ở chế độ nhẹ/giặt tay để tránh làm xơ sợi vải, gây thô ráp khi tiếp xúc với da bé. Ở bước này mẹ nhớ xả thật sạch xà phòng nhé.
- Bước 6: Phơi khô hoàn toàn: Quần áo của bé cần đảm bảo được phơi khô hoàn toàn, vì quần áo ẩm là môi trường lý tưởng để các loại nấm, vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da cho bé.
Giặt đồ cho bé đúng cách để hạn chế các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
3. Những tiêu chí lựa chọn sản phẩm sử dụng cho trẻ sơ sinh
Trước “hằng hà sa số” nhãn hiệu dành cho bé cùng với những lời quảng cáo hấp dẫn, bố mẹ cần phải có những nguyên tắc để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, đảm bảo an toàn cho da cũng như sức khỏe lâu dài của bé.
Các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da bé như sữa tắm gội hay sản phẩm tiếp xúc gián tiếp như bột/nước giặt thì bố mẹ nên có những tiêu để chọn lựa như sau:
- Nguồn gốc xuất xứ: Rõ ràng, từ thương hiệu uy tín.
- Thành phần: Không chứa hương thơm quá nồng. Chọn sữa tắm của bé không chứa LAS, chất hoạt động bề mặt tổng hợp, chất tạo hương và màu tổng hợp, chất bảo quản, các chất tạo bọt hóa học hay Paraben vì các chất này tiếp xúc lâu với làn da mỏng manh của con sẽ khiến mắc các bệnh về da, nặng hơn có thể gây rối loạn nội tiết tố…
- Chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, dễ dàng rửa trôi với nước, không để lại dư lượng trên da bé, hoặc quần áo của bé.
- Bố mẹ cũng nên ưu tiên những sản phẩm có thiết kế thuận tiện cho việc sử dụng. Quá trình giặt đồ cho bé hay tắm cho bé sẽ dễ dàng hơn và trong nhiều trường hợp sẽ giúp an toàn hơn cho con.
Chọn sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên an toàn cho bé
Việc chăm sóc da cho bé là một việc quan trọng và đòi hỏi sự cẩn thận của bố mẹ nhưng sẽ dễ dàng hơn khi bố mẹ có đủ kiến thức để lựa chọn những sản phẩm tốt và an toàn cho con.
Tìm hiểu chi tiết về sản phẩm tại đây.
Tham khảo: